Chi phí in 500 đồng gấp 3 lần mệnh giá, tuổi thọ của một đồng tiền polymer có thể lên tới 8 năm, đồng 200.000 được dùng nhiều nhất trong lưu thông...
1. Chí phí để in ấn và phát hành tiền lẻ
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chi phí để in ấn và phát hành những đồng tiền mệnh giá nhỏ cao gấp nhiều lần mệnh giá. Như để in và phát hành một tờ 500 đồng, chi phí phải bỏ ra sẽ gấp 3 lần, tương đương với 1.500 đồng.
Trong dịp tết Nguyên đán 2014, Ngân hàng Nhà nước cho biết, chi phí để phát hành mới các loại tiền có mệnh giá 2.000 đồng trở xuống có thể tốn kém tới 300 tỷ đồng. Trong khi đó, hiện tại, phần lớn nhu cầu sử dụng tiền lẻ là tại các lễ hội, chùa chiền, tiền sau khi lưu thông lần đầu rất khó để đưa vào tái sử dụng, gây lãng phí lớn cho xã hội. Vì thế, năm nay, phía đơn vị phát hành sẽ hạn chế in mới tiền mệnh giá nhỏ.
2. Tuổi thọ của một đồng tiền có thể lên đến 8 năm
Có mệnh giá lớn, tiền polimer được sử dụng với tần suất vừa phải, do đó, tuổi thọ của một tờ tiền có thể kéo dài từ 7-8 năm tính từ lúc in ra, phát hành đến khi tiêu hủy. Trong số các loại tiền polimer, tiền mệnh giá 10.000 đồng đến 20.000 đồng có nhu cầu quay vòng nhiều hơn nên tuổi thọ rút xuống chỉ còn 4-5 năm.
Nếu lưu thông liên tục, một tờ tiền cotton 500 đồng có tuổi thọ từ 2,5 đến 3 năm.
Các loại tiền cotton, đặc biệt là tiền mệnh giá nhỏ, do yêu cầu in ấn, bảo an thấp hơn nên tuổi thọ đồng tiền cũng ngắn hơn, từ 2,5 đến 3 năm. Thông thường, nếu đưa ra lưu thông 1 đồng thì trong kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ lưu trữ một đồng tương ứng, nhưng vẫn thường có bội chi kho quỹ. Theo lãnh đạo Cục Phát hành Kho Quỹ, bội chi tiền trong một tháng Tết có thể bằng cả năm cộng lại, khoảng 70.000 tỷ đồng.
3. Tiền mệnh giá 200.000 đồng được ưa thích nhất trong lưu thông
Theo báo cáo điều tra của nhóm nghiên cứu Ngân hàng Nhà nước, tầng lớp thị dân thích tờ 200.000 đồng. Lý do là mệnh giá này tương hợp với số đông mức sống, thuận tiện trong thanh toán, bền và đẹp.
Trong khi đồng 500.000 được sử dụng nhiều trong lưu thông tại các khu vực thành phố, đô thị lớn, thì tại khu vực nông thôn, miền núi, do mệnh giá lớn nên đồng tiền này chủ yếu được dùng để cất trữ. Điều đó khiến đồng 500.000 đồng "nằm chết" khá lâu, và khiến khái niệm "lạm phát" hầu như không tác động nhiều lắm đến đời sống của tầng lớp dân cư nghèo tại nông thôn.
4. Chữ ký trên tờ tiền Việt Nam
Trong các tờ tiền cũ, ngoài số seri, các hình vẽ để tránh làm giả, trên mặt số của đồng tiền thường có thêm một số chữ ký của các lãnh đạo bộ, ngành phát hành tiền, như của bộ trưởng tài chính, giám đốc ngân khố trung ương (đồng tiền Tài chính).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét